Kỵ Nhà Thành là mùa lễ hội quê em. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương đầy tự hào mang tên Gia Lộc thân thương. Em và cùng người dân ở đây vô cùng nô nức chờ đón mùa lễ hội KỊ NHÀ THÁNH vào ngày 25 – sẽ mở cửa đền, chùa 26-28/8 bắt đầu lễ hội chính vào tháng 8 âm lich hàng năm.
Đây là một trong những mùa lễ lớn nhất trong năm. Lễ hội được tổ chức nguyên do:
Để tưởng nhớ Danh Tướng Nguyễn Chế Nghĩa.
Nguyễn Chế Nghĩa sinh năm 1265 tại Cối Xuyên (còn gọi Hội Xuyên, nay là thị trấn Gia Lộc). Từ nhỏ ông đã nổi tiếng văn võ toàn tài, thông thạo võ nghệ, đặc biệt là đánh gậy. Năm Thiệu Bảo thứ 6 (1284), quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai, Nguyễn Chế Nghĩa 17 tuổi đến dinh của Trần Hưng Đạo xin đầu quân. Hưng Đạo thử tài thấy Nguyễn Chế Nghĩa bắn cung giỏi phong là “thần tiễn” và khen: “Người này chẳng kém gì Phạm Ngũ Lão, ta lại được thêm một tướng tài”. Ông được Hưng Đạo Vương sai đem dân binh của Lộ Hồng đi chặn giặc ở Nội Bàng, Vạn Kiếp, làm cho chúng phải tiến quân chậm chạp.
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ ba (1287 – 1288), Hưng Đạo Vương phong cho Nguyễn Chế Nghĩa làm chánh tướng tiên phong đóng đồn ở Yên Hưng (Quảng Ninh). Khi biết Thoát Hoan chạy theo đường núi, ông cùng Phạm Ngũ Lão mang quân chặn giặc ở Vạn Kiếp, chém chết tướng giặc là Trương Quân ở Nội Bàng.
Giặc tan, Nguyễn Chế Nghĩa được vua Trần phong chức Đại tướng quân, cử đi trấn ải ở Lạng Sơn 6 năm. Sau ông được nhà vua triệu về triều ban tước Nghĩa Xuyên công và cử đi sứ Nguyên ba lần, được nhà vua gả công chúa Nguyệt Hoa (đây là điều hiếm gặp vào thời nhà Trần).
Nguyễn Chế Nghĩa làm quan trải bốn triều vua. Đến cuối đời Trần Minh Tông, triều đình nhiễu nhương, Nguyễn Chế Nghĩa khuyên can không được bèn từ quan về ở đất Cối Xuyên. Tại đây ông giúp dân mở mang nghề nông, mở chợ, mở lò dạy võ cho thanh niên.
Khi vua Trần Hiến Tông mất, Trần Dụ Tông lên ngôi (1341 – 1369) liền trả thù vì ông phản đối việc lên ngôi của Dụ Tông. Dụ Tông đã sai bọn võ sĩ phục kích chém chết ông ở quán Ninh Kiều, Kiêu Kỵ (Gia Lâm). Nhưng với công lao hiển hách của ông, triều đình vẫn cử Bộ Lễ về tổ chức tang lễ theo nghi thức vương giả và phong ông là An Nghĩa đại vương. Sau khi ông mất, quê hương Cối Xuyên và 84 địa phương nơi ông từng đóng quân lập miếu thờ phụng. Trong quyển “Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam” của Hà Văn Thơ và Trần Hồng Đức (phát hành năm 2001) phần ghi những nhân vật lịch sử nổi tiếng triều Trần gồm 12 người, trong đó Nguyễn Chế Nghĩa được xếp trên Lê Văn Hưu và Chu Văn An.
Video
Hoạt Động
Trong thời gian diễn ra hội có tổ chức rất nhiều những trò chơi dân gian như: bắt vịt, đập liêu, đi cầu kiều, trèo cây chuối…
Tự hào là đơn vị đi đầu về dịch vụ múa lân, múa trống hội uy tín, chuyên nghiệp. Với kinh nghiệm hơn 10 năm lưu diễn khắp các tỉnh thành trong cả nước. Cùng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản, dày dặn kinh nghiệm.
Cẩm Đình Đường chúng tôi cam kết mang đến cho các bạn một sự kiện chuyên nghiệp, chất lượng với những tiết mục vô cùng độc đáo và đặc sắc.
Đảm bảo sự kiện sẽ thành công ngoài mong đợi, với sức thu hút lớn nhất, trang phục biểu diễn bắt mắt. Đến với chúng tôi, bạn sẽ vô cùng hài lòng về chất lượng, độ chuyên nghiệp với giá cả ưu đãi.
Hãy liên hệ ngay tới hotline của chúng tôi: 0396225890 để nhận được dịch vụ tốt nhất.
No Comments